Phục hình tháo lắp
Phục hình tháo lắp là những loại răng giả, hàm giả mà bệnh nhân có thể tự mang vào và lấy ra để làm vệ sinh hàng ngày một cách dễ dàng. Có nhiều loại phục hình tháo lắp:
Hàm giả bán phần bằng nhựa cứng
Loại này rẻ tiền nhưng cồng kềnh, chịu lực thấp, hiện nay chủ yếu dùng làm phục hình tạm.
Hàm giả bán phần bằng nhựa dẻo.
Nền hàm bằng NHỰA DẺO (BIOSOFT) là công nghệ mới nhất hiện nay. Nó có tính đàn hồi cao do đó được thiết kế mỏng hơn, nhẹ hơn và thẩm mỹ do móc có màu như nướu răng, tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân.
Hàm giả bán phần có khung kim loại.
Hàm giả khung kim loại cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu, nhất là không đau và vững ổn khi ăn nhai
Răng giả toàn hàm:
Sử dụng trong trường hợp bị mất hết răng. Giúp thay thế toàn bộ răng mất trên cung hàm và được làm vừa khít, ôm lấy nướu và xương nâng đỡ bên dưới.
Hàm giả có implant nâng đỡ
Cũng tương tự như hàm giả toàn hàm thông thường. Chỉ khác với hàm giả toàn hàm thông thường ở chỗ nó được gắn trên những chân răng cấy ghép (Implant), điều này giúp cho hàm giả được thu gọn, gắn cố định, vững ổn hơn trong lúc ăn nhai.
Hàm khung liên kết: (Attachment)
Là sự kết hợp hoàn hảo giữa sứ – khung kim loại – Răng giả. Nhằm khắc phục cho các móc kim loại đặt trên răng thật, dễ mất thẩm mỹ, làm khó chịu khi ăn nhai.
Hàm khung liên kết Attach được thực hiện dưới dạng âm dương:
• Phần âm được gắn cố định vào sườn kim loại răng sứ.
• Phần dương được tạo trên khung kim loại.
Khi lắp hàm vào sẽ giảm lực tải trực tiếp trên sóng hàm, sẽ làm giảm hiện tượng đau sau khi gắn hàm giả
Nhờ sự kết nối âm dương trên sẽ giúp cho phần hàm giả thẩm mỹ hơn (không có cánh tay móc), vững ổn hơn khi ăn nhai
Lời khuyên khi sử dụng hàm răng giả tháo lắp
Hàm giả mới luôn cần một thời gian thích nghi: bệnh nhân phải tập làm quen với vị trí các răng và nướu mới, khi mới mang hàm sẽ có cảm giác hơi vướng, nói ngọng, tăng tiết nước bọt,...Sau vài giờ bệnh nhân sẽ từ từ nói chuyện bình thường, sau vài ngày hoặc vài tuần ăn uống sẽ quen dần, nên bắt đầu với các loại thức ăn mềm, nếu khi ăn nhai có cộm nên đến bác sĩ để chỉnh cộm.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách tháo lắp hàm an toàn.
Chú ý dành cho người dùng hàm răng giả tháo lắp.
Tháo ra hàng ngày khi chải răng để vệ sinh tốt hơn cho những răng thật còn lại trên hàm và cũng có thể chải hàm này bằng bằng chải thông thường.
Tháo ra khi đi ngủ mỗi ngày, ngâm bảo quản ở trong nước.
Nhẹ nhàng khi cất giữ, tránh đánh rơi, tì đè vật nặng hoặc để nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
Khi có thêm một hoặc một vài răng thật phải nhổ hoặc tự rụng, có thể thêm răng nhựa mới trên nền hàm nhựa đang sử dụng
Hàm tháo lắp có thể lỏng sau 2 hoặc 3 năm sử dụng do sống hàm bị tiêu nhiều hơn so với lúc làm hàm hoặc các tay móc vào răng thật bị lỏng lẻo. Hàm tháo lắp cũng có thể bị gãy vỡ khi đánh rơi hoặc bị tì đè... Khi gặp tình trạng này bệnh nhân có thể mang hàm cũ quay lại phòng khám để khắc phục.
Tuổi thọ trung bình của một hàm tháo lắp thường là khoảng 05 năm do sự thoái hóa của nhựa. sau thời gian đó, nếu hàm trở nên lỏng lẻo, có mùi hôi nhiều, hàn gắn lại nhiều lần... thì thường nên thay thế bằng một hàm tháo lắp mới
Cách vệ sinh hàm tháo lắp?
Sau mỗi bữa ăn, nên tháo hàm giả ra, vệ sinh sạch sẽ và vệ sinh nướu răng 2 lần 1 ngày.
Chà sạch hàm giả bằng bàn chải mềm với xà phòng không chứa những chất làm mòn hàm giả. Không nên sử dụng kem đánh răng thông thường hay các chất tẩy rửa mạnh như thuốc tẩy để vệ sinh hàm giả vì rất dễ làm hàm giả bị mòn.
Tháo hàm giả vào ban đêm và ngâm trong ly nước, có thể sử dụng thêm thuốc ngâm hàm.
Khi chùi rửa hàm giả, nên để trên miếng vải mền hoặc ngâm trong nước, đề phòng trường hợp lỡ tay làm rơi hàm.
Nếu có vết nứt hay hàm giả gây cảm giác khó chịu, hãy đến Nha khoa Sao Mai để được chỉnh sửa lại.
Warning: mysql_num_rows() expects parameter 1 to be resource, boolean given in /home/sanpham/public_html/020.nhakhoasaomai.com/z_includes/online.php on line 3
Đang online: - Tổng truy cập: 0361877 | Designed by Go On Group