Nhổ răng - Tiểu phẫu răng khôn

Nhổ răng

Không hẳn cứ răng nào bị sâu hay đau nhức thì phải nhổ bỏ. Thực tế có những trường hợp răng đau được khôi phục và bảo toàn khá tốt giúp phục hồi gần 80-90% hình dáng và chức năng ăn nhai của răng. 

1. Nên làm gì khi có răng bị sâu: Nhổ bỏ hay bảo tồn?

Điều này phụ thuộc rất lớn vào mức độ hư tổn của răng. Nếu răng sâu nhẹ (chỉ mới hư hỏng trên bề mặt, mô răng mất chưa nhiều hoặc vi khuẩn chưa ăn lan sang tủy răng..) bác sĩ sẽ  trám răng lại cho bạn, nếu răng đã đau nhức hoặc ê buốt nhiều, răng bị viêm tủy, hay nhiễm trùng chóp nhẹ. Nha khoa Sao Mai sẽ khuyên bạn nên chữa tủy để bảo tồn được những chiếc răng này.

Tuy nhiên, nếu răng bị sâu quá nghiêm trọng: mức độ sâu răng dưới nướu, răng bị chết tủy gây nhiễm trùng vùng chóp nặng, răng lung lay quá nhiều do viêm nha chu, răng khôn mọc kẹt, mọc lệch gây tai biến... thì nhổ bỏ được xem là giải pháp tốt nhất để ngăn sự lây lan qua các răng khỏe mạnh khác. 

2. Nhổ răng có đau & nguy hiểm không? 

Nhổ răng không phức tạp như nhiều người vẫn tưởng. Hiện nay, các điều trị nhổ răng đều diễn ra khá nhanh chóng và giảm thiểu sự đau đớn nhờ vào thuốc tê và kĩ thuật gây tê hiệu quả của bác sĩ. 

Sau khi gây tê và nhổ bỏ chân răng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ nạo sạch các mô bệnh lý quanh chóp răng đảm bảo sự sạch sẽ tuyệt đối cho vùng niêm mạc và nướu

Răng nhổ đi sẽ được thay thế bằng giải pháp răng sứ (có thể là mão răng, cầu răng, hoặc gắn Implant tùy nhu cầu của mỗi người). Bước thay thế răng đã nhổ này khá quan trọng vì nó không chỉ tạo hình ảnh thẩm mỹ cho người mất răng mà còn duy trì chức năng ăn nhai.

3. Những lưu ý khi nhổ răng ? 

Răng cần nhổ phải là răng được bác sĩ chỉ định nhổ.

Răng chỉ nên nhổ  khi tình trạng đau nhức, sưng tấy, ê buốt  không còn.

Nên nhổ răng vào buổi sáng vì đây là thời điểm cơ thể khỏe mạnh nhất (sau một đêm nghỉ ngơi đầy đủ). Nhổ răng vào thời gian này cũng thuận tiện hơn cho bác sĩ và bệnh nhân trong việc thao tác và chăm sóc. 

Răng khi bị nhổ đi sẽ được cầm máu bằng miếng bông nhỏ trong khoảng 30 phút. 

Sau khi thuốc tê tan, tại vị trí nhổ răng có thể có cảm giác đau âm ỉ. Bạn nên uống theo đúng toa thuốc bác sĩ để tránh nhiễm trùng và đau nhức.

Răng khôn – và những câu hỏi thường gặp

  

Răng khôn là răng nào ?

Răng cối lớn thứ 3 thường được gọi là răng khôn. thường là răng mọc sau cùng và nằm sâu trong miệng, đằng sau răng cối lớn thứ 2. Răng phát triển hoàn toàn khoảng từ 15 đến trước năm 20 tuổi, thường là giai đoạn bắt đầu của sự trưởng thành và khôn lớn. Vì thế nên chúng thường được gọi là răng khôn.

Răng mọc kẹt là răng như thế nào?

Mặc dù, hầu hết mọi người hình thành và phát triển khoảng 32 răng, nhưng có 1 số người, hàm của họ quá nhỏ cho sự sắp đặt của 4 răng khôn. Khi mà khoảng trống đó không đủ, làm cho răng không mọc được thì những răng đó được xem là răng kẹt. Điều này dẫn đên việc chúng không mọc đúng vị trí, gây khó khăn cho việc ăn nhai và làm sạch răng.  

Bác sĩ cần chụp 1 phim vùng miệng và hàm của bạn để kiểm tra xem răng có bị kẹt không, có đủ chỗ cho răng mọc không, và và có cần thiết thực hiện tiếu phẫu lấy nó đi hay không.

Có một vài trường hợp răng bị kẹt cần được xác định vị trí của chúng nằm sâu như thế nào, có bị bao phủ bởi xương hàm và mô mềm của bạn hay không…. Bác sĩ tại Nha khoa Sao Mai sẽ giải thích tình trạng  răng khôn của bạn và khuyên bạn nên giữ lại hay nên nhổ bỏ răng khôn đó đi.

Khi nào bạn nên nhổ bỏ răng khôn ?

Thông thường, răng khôn mọc lên khoảng từ 17- 25 tuổi. Bình thường răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí thì không cần can thiệp. Trong trường hợp, răng khôn mọc lệch, mọc kẹt, nghiêng gây ra một số tai biến như nhét thức ăn, viêm tấy.. bác sĩ khuyên bạn nên nhổ bỏ

Lý do nhổ bỏ răng khôn về cơ bản là giúp phòng ngừa cho những tổn thương lâu dài đến răng, nướu và xương hàm. 

Tiến trình nhổ răng khôn có đau không? 

Với kinh nghiệm của bác sĩ chuyên về tiểu phẫu, thủ thuật  nhổ răng khôn sẽ chỉ kéo dài khoảng 30- 60 phút.

Những tiến bộ y học và kỹ thuật mới cho phép bệnh nhân tiến hành nhổ răng khôn theo 1 cách lành thương nhanh chóng và không khó chịu sau tiểu phẫu. Sau khi điều trị, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn làm sao để có thể giảm đau và lành thương nhanh chóng.

Chat với chúng tôi