Chỉnh nha niềng răng
Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng khi niềng răng, hàm răng của mình sẽ thay đổi như thế nào? Vì vậy mà các bác sĩ chỉnh nha bao giờ cũng chụp hình lại các giai đoạn điều trị của bệnh nhân, vừa để theo dõi, đánh giá kết quả, so sánh trong từng thời điểm,v.v… Nhưng theo chúng tôi, quan trọng nhất là để động viên bệnh nhân vượt qua “giai đoạn khó khăn” khi mang những dụng cụ chỉnh nha trong miệng này!
a) Trước khi điều trị:
Bệnh nhân nam, 14 tuổi, có 2 răng khểnh, khá thường gặp.
Hình: Khớp cắn bệnh nhân khi đến khám. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do cung hàm hẹp, răng có kích thước to hay mọc răng khôn dẫn đến thiếu chỗ, hoặc kết hợp nhiều yếu tố trên.
Bác sĩ thường gắn mắc cài cho hàm trên trước, vừa để cho bệnh nhân tập quen dần với mắc cài chỉnh nha, vừa để mở rộng cung hàm.
Hình: Bệnh nhân sau khi gắn mắc cài hàm trên, mắc cài kim loại tự đóng.
b) Sau 3 tháng:
Những trường hợp răng mọc chen chúc, kết quả thường khá rõ ràng trong thời gian đầu.
Hình: So sánh hình ảnh với khi gắn mắc cài, răng nanh đã di chuyển gần vào cung hàm, với hàm trên được mở rộng đáng kể
Lưu ý: Đây là trường hợp không nhổ răng để kiếm khoảng trống kéo răng nanh vào cung hàm, vì Bác Sĩ đã tính toán mở rộng cung hàm để đưa răng nanh xuống. Nếu nhổ răng sẽ làm cung hàm bị nhỏ lại, không phù hợp trong trường hợp này.
c) Sau 6 tháng:
Khi điều trị cho các trường hợp răng mọc chen chúc, răng xếp đều khá nhanh nhưng lại hay bị “chìa ra trước”, gây cảm giác hô. Đây là một di chuyển răng “không mong muốn” với bác sĩ.
Hình: Sau 6 tháng, răng nanh đã xếp đều vào trong cung hàm. Bác sĩ chỉnh nha đã rất khéo léo khi quyết định di chuyển răng nanh trong một thời gian thích hợp để hạn chế việc răng cửa bị “chìa ra trước” khi xếp đều răng chen chúc và đưa răng nanh vào trong cung hàm. Hàm dưới bắt đầu được gắn mắc cài.
Hình: So sánh với một trường hợp khác, răng bị chìa sau khi tình trạng chen chúc được điều trị. Mặc dù răng đã hết chen chúc, nhưng đa phần bệnh nhân sẽ không hài lòng với kết quả này vì cho rằng “răng đã đều nhưng lại bị hô”.
d) Sau 9 tháng:
Hình: Răng trên đã khá đều, cung hàm được mở rộng, khớp cắn tương đối ổn định. Bác sĩ đang chỉnh đều răng hàm dưới. Thông thường, sau 9 tháng là đã qua 1/2 thời gian điều trị, bệnh nhân sẽ cảm nhận được khá nhiều về kết quả.
e) Sau 12 tháng:
Hình: răng dưới đã được xếp đều đặn, bước vào giai đoạn điều chỉnh khớp cắn 2 hàm và kết thúc điều trị. Giai đoạn này rất quan trọng để có được một kết quả bền vững cho bệnh nhân sau khi tháo mắc cài.
f) Sau 15 tháng:
Hình: Khớp cắn đã được điều chỉnh tốt và ổn định. Hàm trên và hàm dưới đều tốt.
g) Sau 18 tháng, kết thúc điều trị:
Hình: Bệnh nhân sau khi tháo mắc cài. Ngoài những kết quả tốt như răng đều đặn, khớp cắn tốt thì tình trạng nướu răng thẩm mỹ là rất quan trọng.
Kết luận: Điều trị chỉnh nha cho trường hợp răng mọc chen chúc sẽ đạt được kết quả tốt nếu bác sĩ phân tích đúng tình trạng của bệnh nhân và đưa ra kế hoạch điều trị hợp lý. Bệnh nhân cần được bác sĩ giải thích kỹ lưỡng về tình trạng của mình, hiểu rõ những gì bác sĩ sẽ làm cho mình để hợp tác và tin tưởng ở bác sĩ điều trị của mình.
Chỉ định nhổ răng hay không nhổ răng cho những trường hợp răng chen chúc rất quan trọng, ảnh hưởng rất to lớn đến kết quả tương lai của bệnh nhân, đặc biệt là ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Phụ huynh nên lưu ý kỹ vấn đề này.
Tin liên quan
Warning: mysql_num_rows() expects parameter 1 to be resource, boolean given in /home/sanpham/public_html/020.nhakhoasaomai.com/z_includes/online.php on line 3
Đang online: - Tổng truy cập: 0368507 | Designed by Go On Group